Friday, June 3, 2011

Cổ văn

Một trong những cái thú vị nhất của tiếng Nhật là cổ văn.
Nó thay đổi theo từng thời kỳ, từng thời đại những phản ánh đúng tâm hồn "thuần Nhật" chứ không như thứ tiếng Nhật lai tạp bây giờ.
Trích một đoạn trong "Heikei monogatari", viết theo lối quân ký, đọc khá thú vị.
Đây là đoạn đầu của tác phẩm, mấy câu đầu khá nổi tiếng, được phổ thành thơ và nhạc nhiều, nghệ sĩ ngâm khi chơi đàn Tỳ Bà (Biwa).


Mã:
祇園精舎の鐘の聲、諸行無常の響あり。娑羅雙樹の花の色、盛者必衰のことわりをあらはす。
おごれる人も久しからず、唯春の夜の夢のごとし。たけき者も遂にほろびぬ、偏に風の前の塵に同じ。
遠く異朝をとぶらへば、秦の趙高、漢の王莽、梁の周伊、唐の禄山、是等は皆舊主先皇の政にもしたがはず
、樂みをきはめ、諫をおもひいれず、天下のみだれむ事をさとらずして、民間の愁る所をしらざりしかば、
久からずして亡じし者ども也。近く本朝をうかがふに、承平の將門、天慶の純友、康和の義親、平治の信頼、
此等はおごれる心もたけき事も皆とりどりにこそありしかども、まぢかくは六波羅の入道、
前太政大臣平朝臣清盛公と申し人のありさま、傳へうけたまはるこそ心も詞も及ばれね。
其先祖を尋ぬれば、桓武天皇第五の皇子、一品式部卿葛原親王九代の後胤讃岐守正盛が孫、
刑部卿忠盛朝臣の嫡男なり。彼親王の御子、高親王無官無位にして、うせ給ひぬ。
其御子高望の王の時始めて平の姓を給て、上總介になり給しより、忽に王氏を出て人臣につらなる。
其子鎭守府將軍義茂後には國香とあらたむ。國香より正盛に至る迄、六代は諸國の受領たりし かども、
殿上の仙籍をばいまだゆるされず。
Phân tích đoạn trích trên

Mã:
祇園精舎の鐘の聲、諸行無常の響あり。
Phiên âm:

"Gion shōja no kane no koe, shōgyō mujō no hibiki ari" trong đó

Gion (祇園), âm Hán Việt đọc là "Kỳ Viên", đây là tên riêng.
Shōja (精舎). Hán Việt đọc là "tịnh xá". Bạn nào chưa hiểu nghĩa của từ "tịnh xá" thì có thể tra trong từ điển tiếng Việt.

Như vậy Gion Shōja ở đây là "tịnh xá Kỳ Viên", nơi đức Phật Thích Ca hay đến giảng pháp. Không biết trong tiếng Ấn, tên của nó thế nào nhưng người Hán phiên âm thành 祇園 và người Việt đọc hai chữ này là "Kỳ Viên" và người Nhật đọc là "Gion".

Như vậy, Gion shōja no kane no koe nghĩa là tiếng chuông của tịnh xá Kỳ Viên.

諸行無常, shōgyō mujō, âm Hán Việt đọc là "chư hành vô thường". Nếu không biết ý nghĩa của cụm từ này thì có thể tra Google.

Hibiki là tiếng vang, tiếng rền, âm vang.

Vậy cả câu đầu


"Gion shōja no kane no koe, shōgyō mujō no hibiki ari"

mang nghĩa là: trong tiếng chuông tịnh xá Kỳ Viên, nghe vẳng âm vang của sự vô thường trong cõi đời.
Một câu mở đầu mang tính chất quyết định cho không những cả tác phẩm mà còn ảnh hưởng đến cả lối nghĩ, lối sống cũng như văn học nghệ thuật của nước Nhật nhiều đời sau.



Tác phẩm này được viết trong thời Kamakura, thường được các nhà sư mù đem đi khắp đầu đường ngõ hẻm, vừa gãy đàn Tỳ Bà vừa ngâm ca cho dân chúng nghe. Ít nhiều gì thì điều này cũng ảnh hưởng tới "vô thường quan" tiềm tàng ý thức của người Nhật.

Tiếp theo là câu thứ hai

Mã:
娑羅雙樹の花の色、盛者必衰のことわりをあらはす
Trong đó,娑羅雙樹 đọc là Sara Sōju, âm Hán Việt đọc là "sa la song thụ". Sa La là tên một loài cây ở Ấn độ. Sa La song thụ là cây Sa La đôi, nơi đức Phật Thích Ca nhập diệt.
Như vậy,

Mã:
娑羅雙樹の花の色
có nghĩa là màu sắc của hoa trên cây Sa La đôi.

Mã:
盛者必衰
đọc là Jōsha hissui, HV đọc là "thịnh giả tất suy". Kẻ mạnh đến lúc nào đó phải suy, có lúc thịnh phải có lúc suy.
Kotowari nghĩa là định luật, quy luật.

あらはす đọc là Arawasu, chú ý は theo cách đọc lịch sử là "wa" chứ không phải "ha". Động từ này mang nghĩa là "diễn đạt", "biểu hiện".

盛者必衰のことわりをあらはす , vế này có nghĩa là "thể hiện quy luật thịnh giả tất suy".

Như vậy, toàn bộ ý nghĩa của câu thứ hai có thể hiểu là

Màu sắc hoa cây Sa La đôi cũng cho thấy, biểu hiện quy luật của cuộc đời rằng có lên voi rồi sẽ có lúc xuống chó.

Mã:
たけき者も遂にほろびぬ、偏に風の前の塵に同じ。
"Takeki hito mo tsui ni horobinu, hitoe ni kaze no mae no chiri ni onaji"

Takeki hito: kẻ dũng mãnh, người quả cảm (chiến binh), đây là từ cổ. Các danh từ "take" và "takeshi" trong tiếng Nhật đều có nguồn gốc từ chữ "võ" (trong võ biền, võ thuật) mà ra.
Takeki mono ở đây là chỉ họ Minamoto trong cuộc phân tranh với họ Taira. Họ Minamoto có người đứng đầu là Yoritomo, ông tổ của chế độ Mạc Phủ, mở đầu thời kỳ các võ sĩ cai trị Nhật Bản. Có thể nói rằng Yoritomo chính là người khai mào cho dòng chảy lịch sử đề cao tinh thần thượng võ trong tính quốc dân của dân Nhật.
Ngoài ra, họ Minamoto còn có Yositsune và ông hầu Benkei cũng được xem là thần võ nghệ, đại diện cho giai cấp chiến binh.

Tsui ni: phó từ diễn tả ý "cuối cùng thì..."
Horobinu: hình thái cổ của động từ "horobiru": tuyệt diệt.

Như vậy

Mã:
たけき者も遂にほろびぬ
: kẻ võ biền dũng mãnh cuối cùng cũng tuyệt diệt.

Mã:
偏に風の前の塵に同じ
: cũng giống như câu trên, vế này cũng có thể hiểu dễ dàng bằng ngữ pháp tiếng Nhật hiện đại: chỉ giống như hạt bụi trước gió.

Mã:
おごれる人も久しからず、唯春の夜の夢のごとし。

たけき者も遂にほろびぬ、偏に風の前の塵に同じ。
Hai câu này kết thúc phần mở đầu của Heike Monogatari và cũng là hai câu chốt toàn bộ nội dung của tác phẩm. Qua đây có thể thấy rõ tinh thần "vô thường quan" trong truyện Heike. Bằng việc mô tả cuộc chiến giữa hai họ Minamoto và Taira, tác giả (khuyết danh) đã nói lên lẽ vô thường của cuộc đời: có đó bỗng chốc hóa không. Kẻ quyền thế hôm nay thì mai đã thân bại danh liệt, kẻ hùng mạnh hôm trước hôm sau đã tan tành thân xác.


Download đoạn ngâm thơ phần mở đầu của truyện Heike, do Uehara Mari diễn ngâm với đàn Tỳ Bà

http://www.mediafire.com/?meykt22jmqi

Mã:
遠く異朝をとぶらへば
Tooku ichō wo toboraeba
ichō: âm Hán Việt đọc là "dị triều", tức là triều đình ngoại quốc. Nghĩa rộng của từ này chỉ các nước bên ngoài Nhật Bản, nghĩa hẹp chỉ nước Tàu. Vì ngày xưa Nhật Bản chỉ giao du với Trung Hoa nên khái niệm "ngoại quốc" đồng nghĩa với nước Tàu. Từ đối nghĩa với "ichō" là "honchō" (本朝, bản triều, chỉ triều đình Nhật, tức nước Nhật).

Động từ "Toburau" (訪ふ, cách biểu ký lịch sử là とぶらふ nhưng không đọc là "toburafu" như cách đọc đương đại mà đọc là "toburau") mang nghĩa là thăm viếng, dò tìm, hỏi thăm.
Như vậy, vế

Mã:
遠く異朝をとぶらへば
có nghĩa là: nếu dò tìm (gương xưa, ví dụ) ở nước Tàu xa xôi (thì thấy)...

Mã:
秦の趙高、漢の王莽、梁の周伊、唐の禄山
Shin no Chōkō, Kan no Ōmō, Ryō no Shūi, Tō no Rokuzan.

Đây đều là các danh từ riêng: Triệu Cao (Chōkō) nước Tần (Shin), Vương Mãn (Ōmō) thời Hán (Kan), Chu Y (Shūi) nước Lương (Ryō) và Lộc Sơn (Rokuzan) thời Đường (Tō): đây đều là các gương gian thần nghịch tặc bên Tàu ngày xưa. Các bạn có thể tra Google để hiểu rõ hơn.

Mã:
是等は皆、旧主先皇の政にもしたがはず
Kore ra wa mina, kyūshu senkō no matsurigoto nimo sitagawazu

是等 (korera): bọn này, những thứ này, chỉ đám người liệt kê ở trên
Mina: toàn bộ, hết tất cả
kyūshu senkō: cựu chủ tiên Hoàng: chủ cũ và vua đời trước
政 (matsurigoto): chính trị
従う (sitagau): động từ, nghĩa là tuân theo. Thể phủ định là sitagawanai (sitagawazu), tuy nhiên, về mặt biểu ký lịch sử thì ghi là 従はず chứ không ghi 従わず như trong tiếng Nhật hiện đại.

Như vậy cả vế này có nghĩa là: những kẻ này thảy đều không tuân theo nền chính trị của các tiên vương, chúa (chủ) của họ.

Mã:
楽みをきはめ、諫をも
おもひいれず、天下のみだれむ事をさとらずして
Tanoshimi wo kiwame, isame womo omoiirezu, tenga no midaremu koto wo satorazu site

Tanoshimi: hiểu như hiểu từ này trong tiếng Nhật đương đại: niềm vui, khoái lạc
Kiwame ̣̣̣̣́(không đọc là Kihame như tiếng Nhật hiện đại): cùng cực, đi đến chỗ cùng cực

Mã:
楽みをきはめ
: suốt ngày ăn chơi, cực đỉnh của chơi bời
Isame: sự can gián, lời can gián
Omoiirezu (thể phủ định, không đọc là Omohi irezu như tiếng Nhật hiện đại): không để tâm đến
Mã:
楽みをきはめ、諫をもおもひいれず
: ra sức chơi bời, không nghe theo lời can gián

Tenga: thiên hạ
Midaremu: hình thái cổ của động từ midareru: rối ren, loạn lạc
Satoru: hay biết
Satorazu: không hay biết
Satorazu site : liên ngữ site đi sau từ phủ định "zu" mang ý "nakute" (なくて) hay "shinaide" (しないで) như trong tiếng Nhật hiện đại.

Mã:
天下のみだれむ事をさとらずして
: chẳng hay biết gì đến sự loạn lạc của thiên hạ

Mã:
民間の愁る所を
しらざしかば、久しからずして、亡じにし者ども也。
Minkan no ureuru tokoro wo shiraza shikaba, hisashikarazu site, bōji nishi monodomo nari

Mã:
民間
: dân gian, trăm họ, bá tánh
愁る: điều lo buồn, sự lo lắng
Shirazaru: thể phủ định của shiru (biết). Shirazaru nghĩa là không biết.
Trợ từ "ba" đi chung với "shika" diễn đạt ý: chính vì (~たので)
Shirazashikaba: chính vì không biết (điều nói trước đó) nên mới...

Hisashikarazu site: (đã nói bên trên)

Mã:
亡じにし者ども也
: trở thành những kẻ diệt vong, vong mạng.

Trợ từ "nari" đứng cuối câu thường diễn tả ý khẳng định: dearu.

Như vậy cả cụm

Mã:
遠く異朝をとぶらへば、秦の趙高、漢の王莽、梁の周伊、唐の禄山、
是等は皆、旧主先皇の政にもしたがはず、楽みをきはめ、諫をも
おもひいれず、天下のみだれむ事をさとらずして、民間の愁る所を
しらざしかば、久しからずして、亡じにし者ども也。
mang nghĩa là:
nếu tìm ví dụ ở nước Tàu xa xôi thì thấy có gương Triệu Cao nhà Tần, Vương Mãn nhà Hán, Chu Y nước Lương và (An) Lộc Sơn nhà Đường. Thảy bọn này đều không tuân theo nền chính trị của cựu chủ tiên hoàng, ăn chơi đọa lạc, không nghe theo lời can gián, chẳng biết thiên hạ đang rối ren, chẳng điếm xỉa gì đến nỗi lo của bá tánh nên đều trở thành những kẻ vong mạng, chẳng tồn tại lâu được.

No comments:

Post a Comment