Cổ văn là gì?
- Cổ văn, theo nghĩa hạn hẹp, là danh từ chung chỉ "văn" (ngữ pháp, ngôn từ) tiếng Nhật từ thời Edo trở về trước và có nhiều điểm dị biệt với tiếng Nhật hiện đại. Đương nhiên rồi, tiếng Việt ngày nay cũng khác xa nhiều tiếng Việt thời Hai Bà Trưng. Cổ văn (Nhật) là tên gọi chỉ chung quốc văn (Nhật) từ thời Edo trở về trước.
- Cổ văn biến đổi qua từng thời đại. Cổ văn thời Heian khác với thời Edo nhưng tựu trung vẫn có nhiều điểm tương đồng. Loạt bài viết này chủ yếu tập trung vào loại cổ văn kể từ giữa thời Heian trở về sau. Thời kỳ này đã sản sinh ra nhiều kiệt tác văn học, tùy bút trứ danh như "Makura Zōshi" của Sei Shōnagon, "Genji Monogatari" của Murasaki Shikibu, "Tosa Nikki", "Sarashina Nikki",...
Đến thời Kamakura thì có thêm nhiều kiệt tác như "Heike Monogatari", "Tsurezure gusa" và đến thời Edo thì xuất hiện thêm nhiều tác phẩm, nhiều thể loại có giá trị khác nữa.
*Lưu ý: xin hiểu từ "cổ văn" dùng trong loạt bài này là cổ văn tiếng Nhật. Các thứ tiếng khác không bàn đến.
Vì sao phải học cổ văn?
- Vì nếu bạn học giáo dục phổ thông tại Nhật, hay con cái theo học tại đây thì cổ văn nằm trong chương trình giáo dục bắt buộc (cấp 3).
- Tiếng nói là tấm gương phản chiếu chính xác nhất suy nghĩ, tính cách, tâm hồn của một dân tộc, một thời đại. Bằng cách học hỏi tiếng nói của người xưa, bạn có thể hiểu được cuộc sống đương thời như thế nào, họ cảm thấy, suy nghĩ thế nào về sự vật sự việc gì đấy. Đây là một điều không thể trải nghiệm được bằng các tái hiện lịch sử thông thường. Hiểu được cổ văn tức là hiểu được văn hóa, lối sống của người xưa thông qua các ghi chép, sách vở để lại.
- Ngôn ngữ có tính kế thừa. Tiếng Việt ngày nay là thành quả phát triển từ nền tảng tiếng Việt cổ. Tiếng Nhật cũng vậy. Thông qua việc học cổ văn, chắc chắn bạn sẽ hiểu rõ, hiểu kỹ và hiểu sâu hơn về tiếng Nhật hiện đại.
Cần những nền tảng gì để học cổ văn?
- Một nền tảng kiến thức về tiếng Nhật hiện đại vững chắc. Cái này là đương nhiên, khỏi cần giải thích ha.
- Có một nền tảng tiếng mẹ đẻ (Việt) vững chắc. Khỏi phải nói, nếu bạn không hiểu kỹ tiếng mẹ đẻ của mình thì chỉ có thể tiếp thu được cái vỏ bề ngoài của ngoại ngữ thôi, không bao giờ tiếp thu được cái chân tủy, cái cực ý của nó.
- Tôi không dùng cái đầu để hiểu ngôn ngữ, tôi chỉ dùng tâm hồn để cảm nhận nó.
- Tôi không dùng cái đầu để ghi nhớ ngôn ngữ mà chỉ khắc sâu nó vào trong tâm hồn.
- Biết liên tưởng các sự việc. Biết nhìn ra chỗ "trùng trùng duyên khởi". Chỗ này không hiểu thì tra Google há.
- Đừng câu nệ vào câu chữ. Có khi tôi nói thế nhưng ý không phải thế. Phải biết dùng tâm hồn của bạn mà nhận ra cái ý tôi muốn nói.
Nếu vẫn chưa rõ cổ văn là gì thì có thể xem qua một bài ví dụ tại đây (click vào):
* Lưu ý: những điều khuyên trên đây chỉ là tương đối, tùy từng căn cơ mà bạn có thể tiếp nhận theo những cách khác nhau.
Cổ văn khác tiếng Nhật đương đại thế nào?
Xét về góc độ văn phạm, cách dùng từ, ý nghĩa của từ thì cổ văn và tiếng Nhật hiện đại dĩ nhiên là khác nhau. Nhưng không phải đây là hai thế giới hoàn toàn khác biệt nhau.
Ông của bạn dĩ nhiên là khác cha của bạn, và dĩ nhiên là cha bạn khác chính bạn. Nhưng những người này đều có cùng những đặc tính cùng duyên cùng nghiệp với nhau ở một vài khía cạnh nào đó. Ngôn ngữ cũng vậy. Như đã nói trước, nó có tính kế thừa. Tiếng Nhật hiện đại được phát triển từ tiếng Nhật cổ, lẽ dĩ nhiên là nó mang trong mình những đặc điểm của tiếng cổ và biến hóa, thay đổi theo thời gian. Các thứ tiếng khác cũng vậy.
Như đã nói trên, tiếng Nhật cổ và tiếng Nhật đương đại khác nhau chủ yếu ở văn phạm và từ ngữ. Chỉ cần nắm được hai yếu tố này là bạn có thể hiểu cổ văn như hiểu tiếng hiện đại. Vậy thì có khác nhau nhiều lắm đâu?
Một điểm khác nữa là trong tiếng hiện đại, người ta đòi hỏi bạn phải thạo bốn kỹ năng là nghe, nói, đọc và viết. Nhưng đối với cổ văn, bạn chỉ cần thạo đọc (hiểu ý nghĩa) là được. Vì bạn nói ai nghe? Có ai nói bạn nghe? Có ai đọc những gì bạn viết?
Vậy là cổ văn dễ học hơn tiếng Nhật hiện đại rồi nhé!
Cách đọc cổ văn
Một lần đọc tạp chí Hán Nôm thấy nói thời Hai Bà Trưng, từ "trăng" được đọc là "blăng". Tiếng Nhật cổ và tiếng Nhật hiện đại cũng vậy, có nhiều điểm dị biệt trong cách phát âm và do đó đưa đến dị biết trong cách dùng chữ Kana. Trong sinh hoạt hàng ngày, để thuận tiện và dễ nói, nhiều khi người ta nói lược bớt từ, đọc nuốt chữ. Đây là hiện tượng thường thấy trong mọi ngôn ngữ. Đối với tiếng Nhật hiện đại, có thể thấy rõ hiện tượng này qua các ví dụ sau:
している nói tắt thành してる
してしまう nói tắt thành しちゃう
Tương tự, cách dùng chữ Kana cũng có nhiều thay đổi. 歴史的仮名遣い (Rekishi teki kanadukai): cách dùng chữ Kana có tính lịch sử. Cụm từ này dùng để chỉ việc dùng Kana trong cổ văn, có nhiều điểm dị biệt so với việc dùng Kana trong tiếng Nhật hiện đại. Nó có một số quy tắc, tuy không nhiều lắm nhưng buộc bạn phải ghi nhớ.
1. Đầu tiên là bản chữ cái. Trong bảng chữ cái tiếng Nhật hiện đại có hai chữ cái sau bị lược bỏ khỏi bảng chữ ban đầu:ゐ và ゑ. Chữ ゐ đọc là i, tương đương với イ hay い, chữ ゐ đọc là e và tương đương với エ hay え. Thời cổ, bộ ba chữ ゐ・ゑ・を thường được dùng với vai trò của ba chữ イ・エ・オ trong tiếng Nhật hiện đại. Chẳng hạn:
ゐる→イル
ゑみ→エミ
をとこ→おとこ
Trong tiếng Nhật hiện đại, chữ を không bao giờ đứng đầu một từ hay câu, nhưng trong cổ văn thì nó được dùng như chữ お nên việc đứng đầu cụm từ, đứng đầu câu là điều bình thường.
2. Về cách dùng Kana thời cổ, các chữ cái ぢ, づ và む được dùng thay cho じ, ず và ん.
Chẳng hạn:
はじ(haji: sự xấu hổ) thì trong cổ văn được viết là はぢ
めずらし (mezurashi: sự hiếm hoi) trong cổ văn được viết là めづらし
かんなづき (kannaduki: tháng 10) trong cổ văn được viết là かむなづき
3. くゎ đọc như là か và ぐゎ đọc như là が, chẳng hạn
くわんねん→カンネン
つはもの→つわもの (vẫn đọc là Tsuwamono: lính tráng)
ひたひ→ひたい (vẫn đọc là hitai: cái trán)
いふ→いう (vẫn đọc là iu: nói)
Tiếng Nhật hiện đại có trường hợp của trợ từ は đọc như わ cũng bắt nguồn từ việc này.
5. Tiếp theo là phần quy tắc dễ nhầm lẫn nhất trong cổ ngữ
+ 「アウ」→「オウ」: nếu u đứng sau hàng a trong cổ văn thì nó được đọc là o-u (trường âm). Ví dụ:
かうべ → こうべ
ようす→ヨウス
きふ → きゅふ→ きゅう
うつくしう→ウツクシュウ
てうし→チョウシ
てふてふ=てうてう→ちょうちょう
けふ trong cổ văn đọc là きょう (hôm nay). Đầu tiên đổi hàng e thành hàng i, tức là けふ thành きふ. Theo quy tắc bên trên, ta biến đổi tiếp きふ thành きょふ. Tiếp tục, theo quy tắc は,ひ,ふ,へ,ほ nếu là vĩ ngữ sẽ đọc như わ,い,う,え,お, ta chuyển tiếp きょふ thành きょう.
Như vậy trong phần này bạn chỉ cần nhớ
「ぢ→じ」
「づ→ず」
「む→ん」
「ゐ→い」
「ゑ→え」
「を→お」
「くわ→か」
「ぐわ→が」
「ア段の音+う(ふ)」→「オ段+う」
「イ段の音+う(ふ)」→「イ段+ゅう」
「エ段の音+う(ふ)」→「イ段+ょう」 はぢ→はじ
めづらし→めずらし
かむなづき→かんなづき
ゐなか→いなか
こゑ→こえ
をかし→おかし
くゎかく→かかく
ぐゎん→がん
つはもの→つわもの いふ→いう にほひ→におい、など
かうべ→こうべ
きふ→きゅう
てふてふ→ちょうちょう
Trên đây là những quy tắc khi đọc và viết cổ văn. Bạn sẽ thấy những từ như 「あはれ」、「悲しひ」 đẹp đẽ biết bao. Trong khi đó, đọc là チョウシ mà viết là てうし thì cũng hơi lạ, nhưng rồi bạn sẽ quen thôi. Trong cổ văn, con bươm bướm (ちょうちょう) được viết là てうてう.
No comments:
Post a Comment