Conde Koma (コンデ・コマ) là tên tục ở hải ngoại và Ba Tây của Nhu đạo gia (Judōka) Maeda Mituyo, người đã mang Nhu đạo Nhật Bản ra hải ngoại trong thời Minh Trị. Conde có nghĩa là bá tước, Conde Koma là bá tước Koma.
Có thuyết cho rằng cái tên Conde Koma này là tên dùng trên sàn đấu võ do một người Tây Ban Nha quen biết với Maeda đặt cho khi ông còn lang thang khắp nơi để tỉ thí. Và cũng có thuyết nói rằng từ “Koma” bắt nguồn từ động từ “komaru” trong tiếng Nhật, nghĩa là gặp khó khăn.
Về nhân vật lịch sử này, có một bộ Manga hấp dẫn của Nabeta Yosirō do họa sĩ Fujiwara Yosihide vẽ, được đăng liên tục trên tạp chí Gekkan Young Sunday của nhà xuất bản Shōgakukan. Đúng như tên gọi của nó, Manga này kể về cuộc đời của Maeda Mituyo và bối cảnh lịch sử đương thời. Tuy nhiên tác phẩm này đã được chuyển thể sang Manga nên có nhiều điểm thay đổi và có thêm phần hư cấu vào đó.
Chẳng hạn, nhân vật Maeda Mituyo trong Manga là người hiếu chiến, quá khích nhưng nhân vật thật tế lại không phải như vậy. Tankō của Manga này gồm 17 cuốn.
Khái yếu
Thời đại Minh Trị đã mang đến cho nước Nhật một bộ mặt mới. Cùng với những cái tân tiến của văn minh phương Tây thì bên cạnh đó, những giá trị truyền thống bắt đầu xuống dốc. Trong số đó là trào lưu võ nghệ và tinh thần võ sĩ đạo đã thống trị xứ này mấy ngàn năm trước. Thời đại Minh Trị đã mang một dấu chấm hết to đùng đến với võ nghệ. Và Nhu thuật, môn võ truyền thống của đất nước này cũng không tránh khỏi tình trạng trì trệ chung.
Giữa bối cảnh đó, một nhân vật kiệt xuất của phải Nhu thuật Tenshin Shinyō-ryū xuất hiện, mang tham vọng chấn hưng Nhu thuật. Nhưng bản thân ông cũng biết rằng chấn hưng Nhu thuật vốn mang nhiều đòn thế sát thủ, hung hiểm này là điều không hợp lý và là không thể trong thời đại mới này. Vì thế, thay vì chấn hưng môn võ truyền thống này, ông đã thể thao hóa nó, mang đến cho nó một bộ mặt mới. Ông chính là Kanō Jigorō, cha đẻ của Nhu đạo hiện đại.
Kanō Jigorō đã thành công trong việc phổ cập hóa Nhu đạo khắp nước Nhật và mục tiêu tiếp đến là phổ biến nó rộng rãi ở hải ngoại. Sự thành công của Nhu đạo cũng cổ súy cho phong trào chấn hưng võ nghệ tại Nhật Bản, trong đó có Karate. Năm Minh Trị thứ 41, võ đường Nhu đạo Kōdōkan (Giảng Đạo quán) đã cử bốn nhân vật kiệt xuất sang Mỹ làm công tác phổ biến Nhu đạo ra Thế giới.
Trong bốn nhân vật này, chỉ có Maeda Mitsuyo là đi trật ra khỏi đường lối “đạo” do Kōdōkan vạch ra sẵn. Thay vì truyền bá Nhu đạo theo mong muốn của Kanō thì Maeda lại lang thang khắp nơi trong thế giới phương Tây để tìm kiếm đối thủ xứng tầm cho mình. Sau biết bao trận thư hùng nảy lửa với các võ sĩ đô vật, đấm bốc thì cuối cùng Maeda đã dừng chân tại Brazil và tìm được truyền nhân của mình.
Đó là dòng họ Gracie lừng danh sau này.
Để rồi trong các giải đấu võ tự do đầu thế kỷ 20, cái tên Nhu thuật Brazil (BBJ) hay Nhu thuật Gracie làm khuynh đảo võ lâm với thành tích liên thắng bất bại của dòng họ này.
Nhưng một sự thật ít ai biết rằng mọi huyền thoại về dòng họ Gracie đều bắt đầu từ Maeda Mitsuyo, người sau này được mệnh danh là Conde Koma và mọi câu chuyện bắt đầu từ đây…
No comments:
Post a Comment