Sự hoạt dụng của động từ
Hẳn nhiều người học tiếng Nhật đã từng nghe qua từ "hoạt dụng" trong các sách ngữ pháp.
Hoạt dụng (Katsuyō) là từ dùng chỉ sự biến đổi của phẩm từ (bao gồm động từ, hình dung từ và hình dung động từ) mà nổi bật nhất là động từ.
Như các bạn biết, động từ trong tiếng Nhật được cấu thành từ hai thành phần là ngữ căn và ngữ vĩ. Khi hoạt dụng, ngữ căn là phần giữ nguyên và ngữ vĩ là phần biến đổi. Chẳng hạn:
Trong động từ 話す (hanasu: nói chuyện) thì "hana" là ngữ căn, "su" là ngữ vĩ. Khi đi chung với ます thì 話す biến đổi thành 話します. Đây chính là sự hoạt dụng.
「話す」+「ない」 → 話さない phủ định
「話す」+「ば」 → 話せば giả định
「話す」+「。(mệnh lệnh)」 → 話せ。(mệnh lệnh)
「話す」+「う」 → 話そう ý chí
1. Mizenkei (未然形, Hán Việt đọc là "vị nhiên hình"): hình thức này còn có tên khác (cũ) là Shōzengen (将然言),là hình thức hoạt dụng đầu tiên của động từ trong tiếng Nhật. Ngữ vĩ của động từ hoạt dụng ở hình thức này khi đi liền sau nó là các trợ động từ 「ない」「せる・させる」「れる・ られる」「う・よう」 (đối với văn nói, hay tiếng Nhật thường dùng hằng ngay) hay 「ず」「む」「す・さす」「しむ」 「る・らる」 (đối với văn viết, hay cổ văn). Chẳng hạn:
「動かない」、「起きない」、「寝ない」,「動こう」、「起きよう」、「寝よう」 đều là hình thức hoạt dụng Mizenkei của động từ "ugoku", "okiru" và "neru"
Bản thân từ 未然 mang ý nghĩa là tương lai, chỉ sự chưa đến Mizenkei cũng có thể được xem như hình thức tương lai. Chẳng hạn 歌おう, định hát, động từ này hàm ý hành động hát vẫn chưa diễn ra ngay lúc nói mà có thể sẽ xảy ra trong tương lai gần.
2. Ren-yōkei (連用形, Hán Việt đọc là "liên dụng hình"): là hình thức hoạt dụng thứ hai của động từ trong tiếng Nhật. Đây là hình thức dừng câu văn tạm thời (dấu 「、」) hoặc khi theo sau ngữ vĩ là các trợ động từ 「~ます」「~た」「~て」 đối với văn nói (hiện đại) hoặc 「き・けり・たり」 đối với văn viết (cổ văn).
3. Shūshikei (終止形, âm Hán Việt là "chung chỉ hình"): là hình thức hoạt dụng thứ ba của động từ trong tiếng Nhật. Đúng như tên gọi của nó, đây là hình thức chấm dứt câu văn (theo sau là dấu 「。」) hoặc khi theo sau ngữ căn là 「と」. Chẳng hạn:
彼は来ると思います。Trong này động từ "kuru" ở hình thái Shūshikei
4. Rentaikei (連体形, Hán Việt đọc là "liên thể hình"): là hình thức hoạt dụng thứ tư của động từ trong tiếng Nhật. Đây là hình thái của động từ khi đi liền với thể ngôn (体言, taigen, cụ thể là danh từ và đại danh từ) và được dùng như tu sức ngữ (bổ ngữ??). Bản thân từ "Rentai" mang ý nghĩa là giải thích, tức là nó làm rõ ý nghĩa của thể ngôn (danh từ) đi liền sau nó. Chẳng hạn:
Trong câu 「高速道路で走る車」 thì động từ 走る giải thích cho danh từ 車 phía sau. Nó làm rõ ý nghĩa: xe như thế nào? Xe chạy trên đường cao tốc. Động từ "hashiru" trong trường hợp này ở dạng Rentaikei.
5. Kateikei (仮定形, Hán Việt đọc là "giả định hình"): là hình thức hoạt dụng thứ năm của động từ trong tiếng Nhật đối với khẩu ngữ. Trong văn ngữ, hình thức này được gọi là Izenkei (已然形). Hình thức này kết hợp với trợ từ ば để đặt ra tình huống giả định, tiếng Việt dịch nôm na là "nếu".
Trong 「行けば」, 「書けば」 thì 「行け」 và 「書け」 là hình thức Kateikei của động từ.
「読む」 và 「読め」 thì cái nào là Shūshikei, cái nào là Meireikei thì hẳn bạn đã có câu trả lời.
Trên đây là phần giới thiệu qua 6 cách hoạt dụng của động từ trong tiếng Nhật. Nếu chỉ học tiếng Nhật hiện đại thì bạn không cần phải nhớ tên từng cách hoạt dụng này, nhưng để thuận tiện hơn cho việc học cổ văn thì bạn nên ghi nhớ chúng.
Trong bài tiếp theo sẽ giới thiệu về các chủng loại động từ trong tiếng Nhật.
No comments:
Post a Comment