Sunday, June 12, 2011

Cổ văn IV

Khái yếu về chủng loại hoạt dụng của động từ

Trong phần trước ta đã biết động từ trong tiếng Nhật hiện đại và cổ văn đều có chung 6 (sáu) cách hoạt dụng là Mizenkei, Ren-yōkei, Shūshike, Rentaikei, Izenkei và Meireikei. Tất cả các động từ đều có sáu cách biến đổi này, tuy nhiên quỹ đạo biến đổi của chúng khác nhau phụ thuộc vào chủng loại động từ. Về chủng loại hoạt dụng của động từ thì có thể nói đây là một trong những phần phức tạp nhất của tiếng Nhật hiện đại nói chung và cổ văn nói riêng.



Trong khẩu ngữ (tiếng hiện đại), động từ có năm chủng loại hoạt dụng là:

1. Động từ hoạt dụng 5 đoạn (五段活用, godan katsuyō)
2. Động từ hoạt dụng một đoạn trên (上一段活用, kami ichidan katsuyō)
3. Động từ hoạt dụng một đoạn dưới (下一段活用, shimo ichidan katsuyō)
4. Động từ bất quy tắt cột "ka" (カ行変格活用, kagyō henkaku katsuyō)
5. Động từ bất quy tắt cột "sa" (サ行変格活用, sagyō henkaku katsuyō).

Trong văn ngữ (tiếng Nhật cổ), động từ có chín chủng loại hoạt dụng là:

1. Động từ hoạt dụng 4 đoạn (四段活用, yondan katsuyō)
2. Động từ hoạt dụng một đoạn trên (上一段活用, kami ichidan katsuyō)
3. Động từ hoạt dụng hai đoạn trên (上二段活用, kami ichidan katsuyō)
4. Động từ hoạt dụng một đoạn dưới (下一段活用, shimo ichidan katsuyō)
5. Động từ hoạt dụng một đoạn dưới (下二段活用, shimo ichidan katsuyō)
6. Động từ bất quy tắt cột "ka" (カ行変格活用, kagyō henkaku katsuyō)
7. Động từ bất quy tắt cột "sa" (サ行変格活用, sagyō henkaku katsuyō)
8. Động từ bất quy tắt cột "ra" (ラ行変格活用, ragyō henkaku katsuyō)
9. Động từ bất quy tắt cột "na" (ナ行変格活用, nagyō henkaku katsuyō)


Như vậy có thể thấy cách hoạt dụng của động từ trong cổ văn phức tạp hơn động từ trong tiếng Nhật hiện đại. Từng loại động từ này sẽ được lần lượt giới thiệu ở phần sau, nhưng trước hết, để hiểu thế nào là "đoạn" (hàng) và "cột" thì nên xem qua bảng 50 âm trong tiếng Nhật.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 1020x768.


Ngày nay, để thuận tiện hơn trong việc giao lưu văn hóa, truyền dạy cho người ngoại quốc, một phần lớn văn bản tiếng Nhật được viết theo chiều ngang, từ trái sang phải nhưng lối viết truyền thống là từ trên xuống, từ phải sang trái như bảng trên đây. Khái niệm "đoạn" và "cột" nói đến trong bài dựa trên nguyên tắc viết từ phải sang trái như bảng trên.

Trong các sách ngữ pháp tiếng Nhật hiện đại (cho người ngoại quốc), người ta thường phân nhóm các loại động từ thành nhóm 1, nhóm 2 với một số quy tắc nhưng ở đây tôi giữ nguyên cách phân chia như trong các sách ngữ pháp cổ.

Năm loại động từ hoạt dụng trong khẩu ngữ

1. Động từ hoạt dụng 5 đoạn (五段活用, godan katsuyō): nói nôm na, đây là loại động từ có ngữ căn biến đổi theo đoạn "a" trong bảng 50 âm (あ・か・さ・た・な・は・ま・ や・ら・わ). Để biết động từ có thuộc loại này không, chỉ cần thêm ない vào sau động từ, nếu ngữ căn biến đổi theo đoạn "a" (わ・か・さ・た・な・は・ま・ら) thì động từ đó thuộc 5 đoạn. Chẳng hạn:

Trích:
話す+ ない= 話さない
行く+ ない= 行かない
2. Động từ hoạt dụng một đoạn trên (上一段活用, kami ichidan katsuyō): nói nôm na, đây là loại động từ có ngữ căn biến đổi theo đoạn "i" trong bảng 50 âm. Để biết động từ có thuộc loại này không, chỉ cần thêm ない vào sau động từ, nếu ngữ căn biến đổi theo đoạn "i" (い・き・し・ち・に・ひ・み・り) thì động từ đó thuộc 5 đoạn. Chẳng hạn:

Trích:
起きる+ ない= 起きない
見る+ ない =見ない
3. Động từ hoạt dụng một đoạn dưới (下一段活用, shimo ichidan katsuyō): nói nôm na, đây là loại động từ có ngữ căn biến đổi theo đoạn "e" trong bảng 50 âm. Để biết động từ có thuộc loại này không, chỉ cần thêm ない vào sau động từ, nếu ngữ căn biến đổi theo đoạn "e" (え・け・せ・て・ね・へ・め・れ) thì động từ đó thuộc 5 đoạn. Chẳng hạn:

Trích:
教える+ ない= 教えない
食べる+ ない= 食べない
*Lưu ý: vì sao gọi là động từ một đoạn trên và một đoạn dưới? Lý do rất đơn giản, hai loại động từ này chỉ biến đổi theo một đoạn (i hoặc e) và trong bảng 50 âm, i đứng trước e nên động từ biến đổi theo đoạn i gọi là động từ một đoạn trên, cái còn lại là động từ một đoạn dưới.

4. Động từ bất quy tắt cột "ka" (カ行変格活用, kagyō henkaku katsuyō): động từ bất quy tắc này chỉ gồm 来る. Các quy tắc biến đổi của nó cần phải thuộc nằm lòng. Ở đây sẽ không nhắc đến cách biến đổi của nó vì giả định bạn đọc đã quá rành rồi.

5. Động từ bất quy tắt cột "sa" (サ行変格活用, sagyō henkaku katsuyō): động từ bất quy tắc này chỉ gồm する(~する). Các quy tắc biến đổi của nó cần phải thuộc nằm lòng. Ở đây sẽ không nhắc đến cách biến đổi của nó vì giả định bạn đọc đã quá rành rồi.

No comments:

Post a Comment