Trong phần trước đã giới thiệu qua năm loại động từ hoạt dụng trong khẩu ngữ (tiếng Nhật hiện đại), phần này tiếp tục lướt qua chín loại động từ hoạt dụng trong văn ngữ (cổ văn). Cách hoạt dụng của chín loại động từ này là một trong những phần phức tạp nhất của cổ văn, trong số đó có rất nhiều động từ vừa thuộc loại này, vừa thuộc loại kia và chúng thực sự thuộc loại này cũng còn là vấn đề tranh cãi cho đến ngày nay.
1. Động từ hoạt dụng 4 đoạn (四段活用, yondan katsuyō): đây là loại động từ có số lượng nhiều nhất trong cổ ngữ, phần ngữ vĩ của động từ lần lượt biến đổi theo 4 âm a, i, u và e. Vì thế chúng được gọi là động từ 4 đoạn. Chẳng hạn, động từ 書く (kaku, viết) có hình thức Mizenkei là kaka (書か), Ren-yōkei là kaki, hình thức Shūshikei và Rentaikei đều là kaku (書く), hình thức Izenkei cũng như Meireikei đều là kake (書け). Dưới đây là một số động từ 4 đoạn khác:
Code:
吹く 開(あ)く(自) 飽く 欺く 生く(自)※1
行く 色づく 置く 驚く 書く 潜(かづ)く(自)
乾く 聞く 砕く(他) 扱(こ)く 咲く 敷く 頻(し)く
如(し)く 堰く 背く(自) たなびく
付く/着く(自) 突く 貫く 解く(他)
届く(自) 泣く/鳴く 嘆く 抜く 引く
ひらく 巻く 招く 向く(他) 焼く(他)
分く(他)※2 避(よ)く※3
漕ぐ 仰ぐ 泳ぐ 嗅ぐ さやぐ
騒ぐ 凌ぐ 削ぐ そよぐ 継ぐ 脱ぐ(他) 揺るぐ
後(おく)らす 生(おほ)す 翳す
挿頭(かざ)す 貸す 交はす 返す/帰す
暮らす/暗す 消す 越す 差す
冷ます/覚ます/褪ます 散らす 尽くす
照らす 通す 靡かす 均す 残す
伏す(自) 増す 惑はす 委す 生(む)す 申す 渡す
打つ 託(かこ)つ 消(け)つ
毀(こぼ)つ 育つ(自) そぼつ※4
滾(たぎ)つ/激つ 立つ(自) 経つ
絶つ/断つ/裁つ 隔つ(自) 満つ(自)※5 持つ
合ふ(自) 祝ふ 歌ふ うつろふ
思ふ 交(か)ふ(自) 通ふ 食ふ 誘ふ
添ふ(自) 慕ふ 候ふ たぐふ(自) 伝ふ(自)
とぶらふ 習ふ 匂ふ 縫ふ 這ふ 払ふ/掃ふ※6
紛ふ 惑ふ 舞ふ 結ふ 横たふ(自)※7 笑ふ
浮ぶ(自) 選ぶ 叫ぶ 偲ぶ※8
すさぶ※9 飛ぶ 並ぶ(自) 結ぶ 喜ぶ
埋(うづ)む※10 惜しむ 押し並む
霞む 沈む(自) しぼむ(自) すさむ(自) 住む
澄む 染む(自) 頼む※11 包む つぼむ(自)
摘む 積む 富む とよむ(自) 慰む(自)
並(な)む(自) 盗む 読む 笑む
当たる 天霧(あまぎ)る 誤る
いろどる 至る 移る/映る/写る 送る/贈る
劣る 掛かる 駆ける 翔る 重なる 語る
変はる 帰る 刈る 狩る 借る 切る(他)
霧る 括る 燻(くす/ふす)ぶる 曇る 削る
籠る 凍る/氷る 離(さか)る 盛(さか)る
探る 囀る 去る 繁る 霑(しほ)る 知る(他)
撓(しを)る/萎る(他) 枝折(しを)る
擦る/磨る/摩る(他) 添はる 滾(たぎ)る
奉(たてまつ)る 辿る 溜る 賜はる 足る
契る 散る 綴る 積もる 照る 成る 濁る
乗る 走る 張る 降(ふ)る 隔たる 増さる
まじる 纏(まつ)はる※12 回る 盛(も)る
漏る/洩る※13 宿る 遣る 寄る
横たはる 分かる/解(わか)る※14 折る(他)
Động từ 4 đoạn tương đương với động từ 5 đoạn trong khẩu ngữ. Để ý thấy động từ 4 đoạn không hoạt dụng theo âm o như trong văn ngữ. Theo cách dùng Kana hiện đại thì động từ 書く có Mizenkei là 書か, thêm う phía sau thành ra 書かう, tiếng Nhật hiện đại ghi là 書こう và chính 書こ là hình thái thứ 5 của động từ 5 đoạn trong khẩu ngữ. Bản thân 書こ cũng được xem như là Mizenkei.
2. Động từ hoạt dụng một đoạn trên (上一段活用, kami ichidan katsuyō): là loại động từ có ngữ căn thuộc âm i, ngữ vĩ biến đổi thành ru, re, yo qua các hình thái. Vì âm i đứng trước âm e trong bảng 50 âm nên loại động từ này được gọi là một đoạn trên (chỉ biến đổi theo âm i). Chẳng hạn, động từ miru (見る, nhìn) có hình thức Mizenkei và Ren-yōkei đều là mi, hình thức Shūshikei và Rentaikei đều là miru (見る), hình thức Izenkei là mire (見れ) và Meireikei là miyo (見よ). Để ý rằng hình thái Meireikei của động từ 見る trong khẩu ngữ là miro.
Dưới đây là một số động từ một đoạn trên
Code:
着る 似る 煮る 干る 嚏(ひ)る
見る みる 鑑みる 試みる 廻(み)る
射る 居(ゐ)る 率(ゐ)る 率(ひき)ゐる 用ゐる
3. Động từ hoạt dụng hai đoạn trên (上二段活用, kami nidan katsuyō): là loại động từ hoạt dụng theo 2 âm i (hoặc đi kèm với ru, re, yo), và vì âm i đứng trước e trong bảng 50 âm nên nó được gọi là động từ hai đoạn trên. Chẳng hạn, động từ tsuku (尽く) có hình thái Mizenkei và Ren-yōkei đều là tsuki (尽き), hình thái Shūshikei là tsuku (尽く), hình thái Rentaikei là tsukuru (尽くる), hình thái Izenkei là tsukure (尽くれ) và Meireikei là tsukiyo (尽きよ). Để ý là hình thái Shūshikei và Rentaikei của loại này khác nhau chứ không giống nhau như ở động từ một đoạn trên.
Một số động từ hai đoạn trên
Code:
尽く 生く(自) 起く 避(よ)く※1
過ぐ 凪(な)ぐ
落つ 朽つ そぼつ※2 満つ(自)※3
閉づ 怖(お)づ 恥づ 漬(ひ)づ(自)※4 紅葉(もみ)づ※5 攀(よ)づ
恋ふ ※6 生(お)ふ 強(し)ふ
帯ぶ 浴ぶ 荒(あら)ぶ 神さぶ 媚ぶ 錆ぶ 忍ぶ 伸ぶ(自) 滅ぶ 侘ぶ
恨む ※7 凍(し)む 夢む とよむ(他)
悔ゆ 老ゆ 臥(こ)ゆ 報ゆ
古る 下(お)る 懲る
4. Động từ hoạt dụng một đoạn dưới (下一段活用, shimo ichidan katsuyō): loại này chỉ gồm một động từ duy nhất trong cổ văn là keru (蹴る, đá). Nó lần lượt biến đổi qua các hình thái Mizenkei, Ren-yōkei, Shūshikei, Rentaikei, Izenkei và Meireikei như sau: ke, ke, keru, keru, kere và keyo.
5. Động từ hoạt dụng hai đoạn dưới (下二段活用, shimo nidan katsuyō): là loại động từ biến đổi theo 2 âm e và u (hoặc đi kèm với ru, re, yo). Vì âm e đứng sau i trong bảng 50 âm nên được gọi là động từ 2 đoạn dưới. Nó lần lượt biến đổi qua các hình thái Mizenkei, Ren-yōkei, Shūshikei, Rentaikei, Izenkei và Meireikei như sau: ke, ke, ku, kuru, kere và keyo. Chẳng hạn: hình thái cơ bản 告ぐ --> 告げ, 告げ, 告ぐ, 告ぐる, 告ぐれ và 告げよ.
Một số động từ hoạt dụng hai đoạn dưới
Code:
得(う) 更く 告ぐ 痩す 交ず 捨つ 出づ 寝(ぬ)
明く 生く(他) 受く 思ひ掛く 掛く
駆く 潜(かづ)く(他) 消(く) 砕く(自)
離(さ)く/放く 授く 背く(他) 助く 長(た)く/闌く
手向(たむ)く 付く/着く(他) 解く(自)
届く(他) 泣く※1 ふりさく 負く 向く(他)
焼く(自) 避(よ)く※2 分く(他)
経(ふ) 上(あ)ぐ 掲(かか)ぐ 下(さ)ぐ
捧ぐ 妨(さまた)ぐ 投ぐ 逃ぐ 脱ぐ(自)
褪(あ)す 失(う)す 負(おほ)す 寝す 馳す 伏す(他)
爆(は)ず 捨つ 当つ 凍(い)つ 企つ
育つ(他) 立つ(他) 伝(つ)つ 泊(は)つ 果つ 隔つ(他) 満つ(他)
出づ 奏づ 撫づ 漬(ひ)づ(他) 愛(め)づ 詣(まう)づ
寝(ぬ) 寝(い)ぬ 重ぬ 兼ぬ 尋ぬ 訪ぬ 跳ぬ 撥ぬ 刎ぬ 委ぬ
経(ふ) 合ふ(他) 敢ふ 与ふ 訴ふ
憂ふ(愁ふ) 狼狽ふ 終(を)ふ 教ふ
衰ふ 抱ふ 数ふ 変ふ/替ふ/換ふ/代ふ
交(か)ふ(他) 加ふ 答ふ 障(さ)ふ
備ふ 添ふ(他) たくはふ(蓄ふ・貯ふ)※3 たぐふ(他)
称ふ 仕ふ 伝ふ(他) ながらふ(永らふ・存ふ)
祓ふ 纏(まと)はる 横たふ(他) 比(よそ)ふ
述ぶ 浮ぶ(他) 押しなぶ 調ぶ 統(す)ぶ 食ぶ 並ぶ(他) 伸ぶ(他)
崇(あが)む 諦む 集む 改(あらた)む 諌む
掠む 決む 浄む 極む 籠む 定む 冷む/覚む/褪む
認(したた/みと)む 沈む(他) しぼむ(他) 占む
染む(他) すさむ(他) 勧む 責む 初(そ)む 頼む※4
つぼむ(他) 止(と/や)む 咎む 慰む(他)
宥む 並(な)む(他) 始む 秘む 求む 弱む
消ゆ 甘ゆ 癒ゆ 脅ゆ 覚ゆ 思ほゆ
聞こゆ 崩(く)ゆ 凍(こご)ゆ 越ゆ 肥ゆ
冴ゆ 栄ゆ 萎(しな/な)ゆ 絶ゆ 煮ゆ
生(は)ゆ 映(は)ゆ 冷ゆ 増ゆ 吠ゆ 見ゆ 萌ゆ 燃ゆ
濡る 憧(あくが/あこが)る 荒る 暴る
溢る 現(あらは)る 生(あ)る 熟る
埋もる うらぶる 遅る/後る 恐る 訪る
溺る 隠る 枯る 離(か)る 切る(自) 崩る
暮る 穢る 焦(こが)る 零(こぼ)る 壊る
寂る 時雨(しぐ)る 知る(自) 撓(しを)る/萎る(自)
擦る/磨る/摩る(自) 戯(たはむ/たは)る
倒(たふ)る 黄昏る 垂る 疲る 潰る 連る
流る 慣る/馴る 外る 離(はな)る 晴る 植う
触(ふ)る 乱る 結ぼる 群る 窶る 分かる/別る 忘る 折る(自)
6. Động từ bất quy tắt cột "ka" (カ行変格活用, kagyō henkaku katsuyō): loại này chỉ gồm một động từ duy nhất là ku (来) trong văn ngữ, tương đương với kuru (来る) trong khẩu ngữ. Cách hoạt dụng của nó lần lượt qua các hình thái Mizenkei, Ren-yōkei, Shūshikei, Rentaikei, Izenkei và Meireikei như sau: ko, ki, ku, kuru, kure, ko (koyo). Như vậy có thể thấy động từ này biến đổi theo 3 âm ki, ku và ko trong bảng 50 âm. Hình thái Meireikei của động từ này trong khẩu ngữ là koi thay vì koyo như trong văn ngữ.
7. Động từ bất quy tắt cột "sa" (サ行変格活用, sagyō henkaku katsuyō): về cơ bản, loại này chỉ gồm một động từ duy nhất là su (為) trong văn ngữ và suru (する) trong khẩu ngữ. Tuy nhiên nó có thể đi kèm với các danh từ gốc Hán, từ ngoại lai, phó từ để tạo ra động từ phức hợp, chẳng hạn như びくびくする, 応ずる, ドライブする,...
Các hình thái biến đổi của động từ này trong văn ngữ là: se, shi, su, suru, sure, seyo.
Một vài động từ phức hợp loại này:
Code:
愛す 臆す 恋す 死す 接す 達す 発す 欲す 全うす 魅す 嘉す
案ず 甘んず 映ず 応ず 感ず 興ず 献ず 生ず 命ず 論ず
Một số động từ thuộc loại này
Code:
いまそがり 居(を)り 来(け)り 侍り 持たり 有り
9. Động từ bất quy tắt cột "na" (ナ行変格活用, nagyō henkaku katsuyō): là loại động từ hoạt dụng theo 4 âm của cột na là na, ni, nu và ne. Tuy nhiên, ở hình thái Rentaikei và Izenkei, nó có sự khác biệt so với động từ 4 đoạn nên được gọi là động từ bất quy tắc cột na. Nó biến đổi lần lượt qua các hình thái Mizenkei, Ren-yōkei, Shūshikei, Rentaikei, Izenkei và Meireikei như sau: na, ni, nu, nuru, nure và ne. Chẳng hạn: 死な・死に・ 死ぬ・死ぬる・死ぬれ・死ね
Loại này gồm 2 động từ là 死ぬ và 去(い)ぬ (往ぬ). Trong đó 死ぬ theo góc nhìn hiện đại thì nó thuộc loại động từ 5 đoạn, còn
去(い)ぬ là phương ngữ được sử dụng tại vùng Kansai.
Qua phần này, chúng ta thấy được sự phức tạp của động từ trong cổ văn. Tuy nhiên, sự phức tạp không phải vì số lượng hay các hình thái biến đổi của chúng mà là ở việc phân định chủng loại của chúng. Nhiều động từ vừa thuộc loại này, vừa thuộc loại kia và cách duy nhất để phân biệt được chúng là học thuộc lòng.
No comments:
Post a Comment